- Bác
nghỉ hưu được bao năm rồi?
- Thấm
thoắt mà đã 4 năm, thời gian đúng là như thoi đưa bác nhỉ
- Vị
chi năm nay bác 64 tuổi, như vậy cũng kể là “cụ” đời rồi. Từ ngày về nghỉ đến
giờ, bác có làm được việc lớn nào không?
- Cũng
chẳng được gì, những việc to tát thì đã làm khi còn trẻ, giờ quanh quẩn giúp bà
nó việc nhà, trông mấy đứa cháu, tham gia công việc của phường cũng hết ngày, hết
buổi rồi
- Như
vậy cũng có thể coi là an nhàn, nhưng thật vô vị. Nếu bác được
chứng kiến cảnh bà lão 74 tuổi chân tay run rẩy, phải cố đứng cho vững, thều
thào dạy chữ cho trẻ mới thấy được hết cái tình của con người
- Dạy
thế có kiếm được tiền không bác?
- Bác
thì lúc nào cũng tiền. Bà lão chỉ dạy cho trẻ mồ côi cơ nhỡ. Có ít tiền tằn tiện
cả đời, bữa trưa bà lại nấu nồi cháo cho bọn trẻ xì xụp với nhau
- Chắc
tuổi già cô đơn, bà làm thế để lúc nào bên cạnh cũng có người, nhỡ lên cơn đau
tim còn có người đưa đi cấp cứu
- Đúng
là suy nghĩ hẹp hòi của đám tiểu nhân. Bà ấy làm thế để bọn trẻ đỡ thiệt thòi,
có chút ít nhận thức để tránh xa điều xấu thôi
- Thế
trước đây bà ấy là giáo viên à?
- Nghe
nói bà lão chỉ học hết lớp hai nên rất hiểu nỗi cơ cực của kẻ thất học. Bà dạy
bọn trẻ con chữ để từ đó hướng chúng đến đạo làm người
- Thật
là cao cả! Vậy mấy giáo sư đại học khi về nghỉ thường làm gì hả bác?
- Người
lượn lờ về cơ quan cũ xem có ai nhờ vả gì không, kiếm được đồng nào hay đồng ấy,
chủ yếu để hàng ngày khỏi phải đối diện bà vợ già xấu xí ở nhà. Người thì ngồi “thiền” ở
quán cà phê chỉ chỏ mua bán đất cát, người lại mở lớp luyện thi đại học, cũng kiếm
được khối
- Sao
họ không dạy học từ thiện nhỉ
- Họ
mà nghĩ được như vậy thì giáo dục Việt Nam đã khá lâu rồi
Cận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét