Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

nguồn cơn phá hoại

- Bác này, sao dạo này bệnh háo danh nở rộ thế nhỉ?
- Cái thói này thời nào chẳng có. Thời phong kiến, các tầng lớp vua chúa, quan lại khi sống cũng ở nhà to, khi chết lại làm mả đẹp, hoành tráng, lưu danh ngàn đời đấy thôi
- Nhưng thời đó tính háo danh thể hiện qua những cái cụ thể, công khai, đâu có mờ ám như ông Thứ trưởng có bằng tốt nghiệp bé lại khai là bằng to, như ông vụ phó chẳng có khả năng gì lại tự vỗ ngực đã từng thi toán quốc tế…
- Trước đây cũng có kẻ nhờ thi hộ, dùng bằng dởm, nhưng ít, bởi ông cha mình đâu có trọng bằng cấp. Mấy chục năm trước, nhiều người được Đảng, Nhà nước cho sang nước ngoài tu nghiệp nhưng học thì ít, buôn bàn là, nồi áp suất thì nhiều. Sắp hết thời hạn mới cuống cuồng dùng tiền thuê người viết luận văn. Chính vì thế mới có chuyện khối ông tiến sỹ chuyên về chế tạo máy mà cái quạt ở nhà hỏng có chữa được đâu
- Chứng sĩ diện, háo danh dẫu sao cũng không tác hại bằng bệnh tham nhũng
- Bác nhầm rồi, đây chính là nguồn cơn phá hoại đất nước đấy. Trao quyền lớn cho những trí thức “dởm” chính là tạo cơ hội cho họ làm bậy. Loại người này không bao giờ trọng dụng người tài hơn họ, mà dùng những kẻ dốt nát để dễ sai khiến, lũng đoạn, như vậy, cơ quan, doanh nghiệp không đi xuống mới là chuyện lạ
- Vậy phải làm gì để hạn chế thói háo danh hả bác?
- Phát hiện ai dùng bằng dởm bắt họ ngồi trước ống kính truyền hình ăn hết cái bằng đó, có thế những kẻ thích gian dối mới tởn đế già
- Cận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét