Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

Khuyết tật “đáng yêu”

Cận
- Vừa rồi có ý kiến đề nghị chữa ngọng cho bà con ngoại thành đấy
- Tốt chứ sao đâu. Chữa ngọng có tốn kém lắm không?
- Nghe nói chi phí lên tới hàng trăm tỉ đồng
- Số tiền đó đủ để xóa đói giảm nghèo cho hàng chục xã. Tình trạng nói ngọng đã đến hồi báo động chưa mà phải cấp bách chữa trị hả bác?
- Thực ra, cả thế giới nói ngọng chứ riêng gì mình, đã có nước nào coi đây như là quốc nạn cần phải ra tay bài trừ đâu.
- Đây là nhiệm vụ của nhà trường, nhà nước nhúng tay vào làm gì?
- Chẳng qua là có mấy ông công chức rỗi hơi, thỉnh thoảng lại nghĩ ra trò gì đó rồi trình lên cấp trên, nếu được phê duyệt thì sớm mua nhà, mua xe, bị phê phán thì bỏ, nghĩ “chiêu” khác, trăm bó đuốc cũng bắt được con ếch mà
- Sao dạo này nhiều người nói ngọng thế bác?
- Nói ngọng nhiều khi thuộc về bản sắc riêng của từng địa phương, thậm chí mang tầm quốc gia. Đây là một phạm trù hết sức mơ hồ. Nơi này bảo nơi kia nói ngọng, nơi kia lại bảo nơi này nói ngọng, chẳng biết thế nào mà lần. Cái tật này một phần do thày cô bậc mầm non, cha mẹ nói ngọng nên trẻ mắc theo, nhưng chủ yếu là do cơ địa, môi trường, nguồn nước, thói quen… nên mới có câu
“Toét mắt là tại hướng đình”
Nói ngọng là tại nhà mình hơi nghiêng
- Tóm lại, theo bác là không cần chữa chạy tật nói ngọng phải không?
- Đúng thế. Đất nước ta nghèo, có nhiều việc cần phải làm, chớ có phung phí vào những cái vô bổ. Mà có “nẽ”. chính nhờ những khuyết tật kiểu “lày” mà chúng ta được bạn bè quốc tế yêu quí cũng “lên”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét