- Nghiên
cứu nguyên tử, hạt
nhân có khó không bác?
- Không
chỉ khó, mà còn đắt đỏ,
nên rất ít nước trên thế giới
sở hữu được
công nghệ này
- Vậy mà ở một
trung tâm nghiên cứu hạt nhân lớn nhất
nước Mĩ có một vị
tiến sĩ người Việt mình đấy.
Nghe nói ông này giữ vị trí khá quan trọng tại đây
- Thế cơ
à. Ông này nhất định phải được
đầu tư đào tạo
hết sức tốn
kém từ nhỏ. Gia đình ông ta chắc giàu có lắm?
- Trái
lại. Khi còn ở Việt
Nam, ông ấy đã từng phải đạp
xích lô kiếm sống đấy
- Bác
cứ nói đùa, chắc ông ấy làm thế
chỉ để rèn luyện
sức khỏe, làm tăng nhịp tim đẩy máu lên não, để
làm bật ra được những ý tưởng
thiên tài đấy thôi
- Không
phải, mãi sau này ông ta mới được
một gia đình Mĩ nhận làm con nuôi, cho ăn học tử
tế và giờ nổi tiếng khắp thế giới.
Sự việc này cho thấy người tài trong dân nhiều lắm. Vấn đề là, nhiều khi chúng
ta cứ tảng lờ như không thấy, dù hằng hà sa số thiên tài đứng lù lù trước mặt
- Một gã đạp xích lô sang Mĩ trở thành bác
học, vậy một nhà khoa học Việt Nam mà sang đó phải làm tổng thống bác nhỉ?
- Lái taxi họ cũng chẳng mướn đâu
- Ô! Sao lại thế?
- Nhà khoa học thực thụ ở nước mình hiếm lắm.
Nhiều người mải lo đấu đá, tranh giành đề tài, địa vị đã hết cả hơi, còn sức
đâu mà nghiên với cứu. Càng sa vào cơm áo gạo tiền đầu óc càng bí rì rì
- Vậy thì theo tôi, trước khi cấp bằng khoa
học cho ai đó, bắt họ đạp xích lô một thời gian để tuần hoàn não cho tốt, thế mới
thành thiên tài được, bác nhỉ
CẬN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét