- - Đầu xuân bác đã đi xin chữ chưa?
- - Chỉ ai không tự tin vào bản thân mới
cần có chữ gì đó treo ở bàn làm việc, nơi đầu
giường, để nhắc
mình sống sao cho đúng, cho
tốt. Xưa nay, tôi vẫn tự
làm chủ được mình thì cần gì phải cầu
cạnh thế giới
tâm linh
- - Đây
là nét đẹp truyền thống của
một dân tộc biết trọng
chữ nghĩa, biết
yêu cái tốt, ghét cái xấu cần
được duy trì, chứ đâu phải mê tín dị
đoan
- - Vẫn biết là thế,
nhưng ngày xưa, người cho chữ
là những cụ đồ
đức cao vọng trọng, nổi
tiếng văn hay chữ tốt,
trước khi viết lên giấy hồng
điều phải thắp hương
cầu xin cho tâm hồn sạch
bụi trần. Tâm có ngay thì chữ mới
thẳng được chứ. Còn nay, các “anh Đồ”, “cậu Đồ” là những sinh viên “ăn
chưa no, lo chưa tới”, bạ đâu cũng trải chiếu ngồi “bán” chữ, mặc cả từng đồng,
buồn cho cái chữ thánh hiền
- - Bác
cứ khắt khe quá, mỗi
thời mỗi khác chứ
- - Đành là vậy, nhưng cứ mỗi khi nhìn các “cậu
Đồ” ngồi bệt dưới đất cạnh bức tường Quốc Tử Giám, nơi cánh lái xe ngày thường
phóng uế bừa bãi lại thấy thương. Quanh năm đói ăn, giờ lại cả ngày hít thở bầu
không khí vẩn đục, quay cuồng trước mấy đồng bạc lẻ, thảo nào trông các “cậu”
ai cũng “mình hạc, xương mai”, mắt mũi thì lờ đờ như vừa mất cắp
- - Vậy mà cũng kiếm ra phết đấy bác ạ. Trung
bình một ngày tết mỗi cậu cũng kiếm được vài triệu đồng
- - Cổ kim có ai giàu lên nhờ bán chữ. Mong rằng
ai cũng cố gắng làm theo chữ mình xin được, chớ có hàng ngày đọc chữ “phúc” mà
lại rắp tâm hại người, ngấm chữ “nhẫn” mà vẫn phóng nhanh vượt ẩu, treo trong
nhà chữ “nhân” mà bạc ác, vô luân
Cận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét