(Báo GDVN) - Hạn
chế lớn nhất của phóng viên trẻ hiện nay là hổng kiến thức nền. Sinh
viên báo chí cần nhận thấy điều đó để rút kinh nghiệm, bồi đắp phông văn
hóa.
Đó là những chia sẻ của Tiến sĩ, nhà báo Hoàng Văn Quang (báo An ninh thủ đô) với sinh viên trường báo.
Đó là những chia sẻ của Tiến sĩ, nhà báo Hoàng Văn Quang (báo An ninh thủ đô) với sinh viên trường báo.
Song về cơ bản, đa phần những người còn
lại không thích nghi ngay với công việc. Vì vậy các tòa soạn trước khi
phân công nhiệm vụ cho họ, thường cử người giúp đỡ, hoặc để họ tự trôi
nổi, tự tìm đề tài, tự viết. Tòa soạn sẽ căn cứ vào những bài được
đăng, đối chiếu bản thảo và bản biên tập để giúp phóng viên rút kinh
nghiệm, sau đó phân công việc phù hợp với họ. Quá trình này nhiều khi
kéo dài từ 3- 6 tháng. Có những người không vượt qua, phải chuyển sang
nghề khác. Song đa phần trụ lại được.
"Hầu hết phóng viên trẻ nói chung và
sinh viên báo chí vừa ra trường nói riêng đều rất yếu kiến thức xã hội.
Đó là sự thiếu hiểu biết những kiến thức nền về chính trị, kinh tế, lịch
sử, văn hóa,… Đây là vốn tri thức nhân loại chứ không phải những hiểu
biết sinh hoạt xã hội thông thường như biết về một quán karaoke, chợ
Giời, ổ bạc,…" nhà báo giải thích.
Tiến sĩ, nhà báo Hoàng Văn Quang - báo An ninh thủ đô |
Ở những bài viết của phóng viên có phông
văn hóa thấp thường có sự khập khiễng giữa đề tài và dung lượng câu
chữ. Một là, phóng viên viết quá sơ sài về một vấn đề lớn: “họ
“tham” đề tài lớn. Chọn vấn đề to như con voi nhưng họ lại xử lí nó như
con chuột. Những vấn đề có thể viết mấy kì, hoặc triển khai thành phóng
sự thì họ chỉ viết toen hoẻn một trang đã hết”. Nguyên nhân của điều này là vốn ngôn ngữ và những kiến thức về vấn đề của phóng viên còn nhiều hạn chế.
Hai là, phóng viên viết quá tỉ mỉ về một
vấn đề nhỏ. Vẫn dùng lối so sánh dí dỏm về đề tài với con voi, nhà báo
Hoàng Văn Quang chỉ ra rằng: sau khi nhận thấy chỉ nên viết về một bộ
phận của con voi, tức đề cập một trong nhiều khía cạnh của đề tài, nhiều
phóng viên lại dễ sa vào tình trạng “cầm dao bổ củi đi đập con kiến… xử lí vấn đề của con chuột bằng vấn đề của con voi”.
Điều này bắt nguồn từ việc phóng viên đã khắc phục được những yếu kém
về vốn ngôn ngữ, tri thức song lại không biết cách xử lí vấn đề.
Một yếu kém khác hay gặp ở phóng viên trẻ là họ không biết cách đi ngay vào vấn đề. “Họ thường đi mãi ngoại thành rồi mới vào nội thành, tức là… cứ dung dăng dung dẻ mãi rồi mới vào vấn đề chính”.
Do vậy bài báo của phóng viên trẻ thường dài nhưng ít thông tin. Điều
này ngược lại với tiêu chí lượng ngôn ngữ tối thiểu lượng thông tin tối
đa của báo chí nước ngoài.
Những nhược điểm trên càng dễ rơi vào sinh viên báo chí, bởi theo nhà báo, “các em được đào tạo kĩ năng là chính còn kiến thức xã hội ngày càng bị hạn chế đi”. Vì vậy ông mong muốn sinh viên rút kinh nghiệm, trau dồi kiến thức, phông văn hóa ngay trên ghế nhà trường.
Hai cách giúp sinh viên tiến bộ nhanh
nhất là thâm nhập thực tế và đọc thật nhiều. Song nhà báo cũng nhấn
mạnh: cần biết cách thâm nhập thực tế. Ông dẫn chứng về một nữ sinh viên
lớp Báo in K28 (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) 3 giờ sáng vẫn lang
thang một mình ngoài đường để tìm hiểu về những con nghiện. Ông khen
ngợi sự năng động, xông xáo của sinh viên song cho rằng đó là cái thâm
nhập không cần thiết, không hợp lí. Thâm nhập cần có khoa học, nghĩa là
biết cách bố trí thời gian để vừa lấy được thông tin vừa bảo đảm an toàn
cho bản thân.
Việc đọc sách cũng cần có phương pháp.
“Chọn những cuốn sách nâng tầm tri thức, tư tưởng chứ không hẳn thấy
bất cứ sách nào như Sát thủ đầu mưng mủ cũng đọc loạn lên”.
"Đọc cần có định hướng, đọc sách cơ bản trước, sau đó mới đọc sách chuyên sâu. Sinh viên muốn viết về văn học thì đọc nhiều sách văn học, muốn viết về kinh tế đọc sách kinh tế,… Song nếu sinh viên muốn hiểu biết về chính trị, không nhất thiết phải nghiên cứu Các Mác, Ăng ghen. Đó là việc của các nhà khoa học. Thay vào đó, sinh viên nên đọc báo bởi hệ thống báo chí của chúng ta đa phần là báo chính trị. Đây là cách tốt nhất để nắm bắt được những vấn đề thời sự nóng hổi như nội dung cuộc họp Quốc hội, tình hình chiến sự trên thế giới,…" nhà báo Hoàng Văn Quang chia sẻ.
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Nhieu-phong-vien-tre-hong-kien-thuc-nen/93513.gd"Đọc cần có định hướng, đọc sách cơ bản trước, sau đó mới đọc sách chuyên sâu. Sinh viên muốn viết về văn học thì đọc nhiều sách văn học, muốn viết về kinh tế đọc sách kinh tế,… Song nếu sinh viên muốn hiểu biết về chính trị, không nhất thiết phải nghiên cứu Các Mác, Ăng ghen. Đó là việc của các nhà khoa học. Thay vào đó, sinh viên nên đọc báo bởi hệ thống báo chí của chúng ta đa phần là báo chính trị. Đây là cách tốt nhất để nắm bắt được những vấn đề thời sự nóng hổi như nội dung cuộc họp Quốc hội, tình hình chiến sự trên thế giới,…" nhà báo Hoàng Văn Quang chia sẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét