Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Vô cảm với cái chết của bà: quá bất bình thường!

(VTC News)- Ngày 18/2, một thanh niên đã đăng những dòng vô cảm về cái chết của bà mình trên Facebook. Vụ việc này được cộng đồng mạng gọi là “Kẹo mút chơi bời phiên bản 2”.
TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học): “Giới trẻ bây giờ chưa thấy rõ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc”
Vô cảm với cái chết của bà: quá bất bình thường!
TS Trịnh Hòa Bình 


“Hiện tượng như trên phản ánh sự hồn nhiên đến mức cơ học và người ta không biết che dấu tình cảm thật. Họ đã thể hiện một sự hồn nhiên chủ nghĩa, thiếu trách nhiệm với cuộc sống.

Nói như vậy không có nghĩa là con người cần che dấu tình cảm thật. Ở đây, nếu có những gánh nặng thì người ta cũng không thể nói trên mạng xã hội như vậy.

Điều này cũng cho thấy giới trẻ bây giờ chưa thấy rõ những truyền thông tốt đẹp của dân tộc. Một bộ phận đang sống theo xu hướng vị kỉ.

Tuy nhiên, những người này cũng còn tốt hơn nhiều kẻ âm thầm giữ kín trong lòng những điều chưa thật tốt đẹp. Xã hội nhiều khi đòi hỏi con người phải hi sinh những lợi ích cá nhân. Còn giờ đây, giới trẻ muốn đơn giản hóa mọi việc. Điều đó đã dẫn đến chủ nghĩa tiện ích, vô cảm với cộng đồng”.

Vô cảm với cái chết của bà: quá bất bình thường!
TS Hoàng Văn Quang
TS.Hoàng Văn Quang (Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Quan hệ công chúng, Đại học Quốc gia Hà Nội): “Phát triển kinh tế mà quên đi những giá trị truyền thống thì xã hội khó ổn định được”
“Những thanh niên có những phát ngôn bừa bãi là những thanh niên chưa được giáo dục đến nơi đến chốn. Cùng với đó là việc xã hội chưa hướng được thanh niên theo những giá trị truyền thống tốt đẹp. Người trên chưa gương mẫu thì người dưới cũng sống buông tha.

Phát triển kinh tế mà quên đi việc giữ gìn những giá trị truyền thống thì xã hội khó ổn định được.

Còn về truyền thông hiện nay trong việc giáo dục giới trẻ thì tôi thấy có chú trọng nhưng còn nhiều điều cần xem xét thêm. Nhiều tờ báo mở các chuyên mục ra cho có thôi chứ cũng chưa thật có ích với giới trẻ. Mảng giải trí nhiều khi lấn át cả một sản phẩm báo chí”.


Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất (Giám đốc công ty tâm lý An Việt Sơn): “Mặt trái của sự hội nhập tác động đến từng con người”
Vô cảm với cái chết của bà: quá bất bình thường!
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất (Ảnh: Phạm Thịnh) 


Đây là một hiện tượng bất bình thường của xã hội. Thanh niên vô cảm với chính người thân của mình là một điều không bình thường. Chúng tôi đã từng được sống qua một thời gian mà đạo lý trong từng gia đình rất được coi trọng: con cái đối với các bậc bề trên phải thế nào, đưa đồ gì phải đưa bằng hai tay, thấy khách của cha mẹ tới thì không được ngồi chung… Những điều đó dù ở nông thôn hay thành thị cũng đều như nhau.

Hiện giờ, chúng ta hội nhập và mặt trái của sự hội nhập tác động đến từng con người. Con người thể hiện sự tự do thái quá. Tôi từng tiếp xúc với những bạn trẻ mà họ nói về cha mẹ mình là “yêu” nhau, sinh ra nó thì phải có trách nhiệm nuôi nó. Tức là, nó muốn làm gì thì làm. Sự vị kỉ như vậy thì con người làm sao có trách nhiệm được với cộng đồng.

Không có ý thức về giá trị cuộc sống, một bộ phận thanh niên giờ còn có tâm lý sống gấp, sống vội. Có những bạn trẻ nói với tôi rằng: chết năm 70 tuổi cũng là chết mà chết năm 50 tuổi cũng là chết. Ai cũng phải chết cả. Vậy phải tranh thủ lúc còn sống để hưởng thụ mọi thứ trên cuộc đời này. Nhiều khi để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ của mình mà họ bất chấp tất cả, kể cả tội ác. Vụ án của tên Luyện vừa qua là một ví dụ điển hình.
 18/2, cộng đồng mạng vô cùng phẫn nộ về dòng cập nhật trên Facebook của một thanh niên có nick Jaemie Lyl. Nguyên văn dòng cập nhật là: “Thôi phải đi ngủ thôi mai còn phải đi đám ma bà mình chết, chết lúc nào không chết lại chết đúng lúc mình đang thi, đang thi mà đi đến đám ma thì đen chết. Đành ngậm ngùi biết làm thế nào, không lại kêu con cháu mất nết mà lần trước ông mình chết lũ anh chị mình bận thì có đứa nào thèm về đâu, thôi về một lúc chờ cho vào quan tài xong rồi lượn”.

Bạn đọc suy nghĩ gì về thái độ của thanh niên này trước cái chết của chính bà mình. Ý kiến chia sẻ xin gửi vào ô thảo luận cuối bài viết. 


Đỗ Ngọc An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét