- Có
lẽ trên thế giới ít nước nào có lịch sử chống ngoại xâm oai hùng như dân tộc
mình, bác nhỉ?
- Bác
nói quá đúng. Mỗi khi có dịp sang Paris, London, thấy ai tỏ ý ngưỡng mộ quá khứ
lẫy lừng của Việt Nam, tôi tự hào lắm, đi đường tự dưng ngực nó cứ ưỡn ra,
thành tật, chẳng sửa được.
- Vậy
mà học sinh giờ chẳng mấy đứa thích học sử Việt. Có nơi khi nghe tin năm nay
không phải thi tốt nghiệp môn lịch sử, nhiều em, thậm chí cả giáo viên nhảy cẫng
lên vì vui mừng, sách vở, giáo án môn này bị xé bỏ vứt trắng sân trường.
- Trách
gì các cháu, lỗi này do người lớn cả thôi. Chẳng cứ gì học sinh, đến tôi cũng
điên đầu với sách lịch sử, luôn lẫn lộn lung tung, nhiều khi chẳng biết Bà Triệu
là tiền bối hay hậu bối của Hai Bà Trưng nữa.
- Lịch
sử nước mình đâu có phức tạp lắm, vậy mà sao mấy chục năm nay cứ loay hoay bàn
về cách dạy, cách học nhỉ?
- Làm
sao mà tôi biết được, đến các học giả sau lưng lúc nào cũng kè kè cả bồ chữ mà
còn bó tay kia kìa.
- Hay
sử mình quá mờ nhạt nên giáo viên không có gì để nói, học sinh không có gì để
nhớ?
- Bậy
nào. Truyền thống chống ngoại xâm của ông cha ta khiến nhiều nước rất thán phục.
Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã cho ra đời nhiều cuốn sách rất có giá trị về lịch
sử Việt Nam, có một cô gái Nga sang nước mình làm thuê lấy tiền để học sử Việt
đã mấy năm nay đấy.
- Thật
sao, lạ nhỉ! Nhiều lưu học sinh mình cũng vậy, ra nước ngoài nhiều em đăng kí học
lịch sử nước bạn, trong khi lại thờ ơ với truyền thống nơi chôn nhau cắt rốn.
- Chắc
do “Bụt chùa nhà không thiêng” thôi.
Cận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét