- Hồi
nhỏ, vào dịp tết, bác có hay đốt pháo không?
- Chẳng
cứ gì tết, ngày thường vớ được bánh pháo, tôi cũng đốt, đinh tai nhức óc nhưng
mà sướng.
- Sau
này bị cấm, chắc nhớ lắm?
- Cũng
bâng khuâng một chút nhưng quen rồi.
- Còn
tôi, đến giờ vẫn có cảm giác thiêu thiếu khó tả lắm. Sao tự nhiên chính quyền lại
cấm pháo nhỉ?
- Vui
xuân, tiếng pháo chỉ cần đì đẹt, khói thơm nồng đủ để đưa đẩy mùa xuân về với
cõi nhân gian là đủ, đằng này nhiều tay quá khích làm những quả pháo to bằng
cái phích, mỗi khi phát hỏa đủ sức thổi bay cả cửa kính, nên cấm là phải.
- Đúng
thế, một ngón tay chỏ của tôi đã phải nằm lại bệnh viện khi cố cầm quả pháo
đang cháy trên tay trước mặt bạn gái đấy.
- Thế
sau này hai người có lấy được nhau không?
- Không,
cô ấy ghét người có tính sĩ diện. Nghe nói, sắp tới nhà nước có thể cho đốt
pháo lại mà.
- Tôi
cũng nghe nói vậy, nhưng chỉ là pháo phát sáng thôi, không có tiếng nổ.
- Thế
thì khác gì xem ti-vi mà tắt tiếng. Đã cấm thì cấm tiệt. Pháo sáng không hiểu
có gây hại mắt, cháy nhà không nhỉ?
- Tôi
không rõ, chắc người ta phải nghiên cứu kĩ để giảm thiểu đến mức thấp nhất tác
hại của loại pháo này. Theo tôi, nên cho đốt cả pháo nổ.
- Tại
bác bị điếc nên mới nói vậy. Bọn trẻ vớ được loại pháo nổ là hay ném lung tung
vào người đi đường, tai nạn ai chịu trách nhiệm.
- Quả
pháo đâu có lỗi gì, đáng trách là chúng ta không quản được nên cấm thôi. Nhiều
nước cũng đốt pháo mà có sao đâu. Nên có văn bản qui định kích cỡ, quả pháo, chất
liệu làm pháo, không được đốt rời, xử phạt nặng mọi vi phạm, đâu sẽ vào đấy
ngay thôi.
Cận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét