Chẳng ai dại dột chỉ đạo báo chí "ém" tiêu cực!
Thứ tư 22/05/2013 07:30
"Tôi tin là công văn này không yêu cầu các địa phương chỉ đạo truyền thông “giấu nhẹm” thông tin tiêu cực, chẳng ai lại dại dột đến mức đấy cả"- Đó là ý kiến của Nhà báo, TS Hoàng Văn Quang (nguyên giảng viên Học viện Báo chí Tuyên truyền) khi trả lời phỏng vấn của Infonet.
Liên quan công văn của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ký Công văn số 2998/BGDĐT-KTKĐCLGD có nội dung yêu cầu “chỉ đạo báo chí”. Điều này khiến dư luận bất bình. Tuy nhiên, nhằm cung cấp một cái nhìn khác, Báo điện tử Infonet đăng tải cuộc trao đổi với Nhà báo. TS Hoàng Văn Quang..
Nhà báo. TS Hoàng Văn Quang |
Thực ra đây là một công văn yêu cầu chính quyền các địa phương tập trung mọi nguồn lực tổ chức tốt các kì thi năm 2013, trong đó chỉ có một mục (mục 7) là có liên quan tới truyền thông. Đây là một việc làm cần thiết trước mỗi kì cuộc lớn có tầm ảnh hưởng xã hội rộng rãi. Thực ra, mục tiêu của công văn này hoàn toàn có ý tốt. Tác giả công văn dường như mong muốn những thông tin nhạy cảm như lộ đề, đề có sai sót, tiêu cực trong thi cử không nên phản ánh ngay khi kì thi vẫn đang diễn ra, dẫn tới những hoang mang không cần thiết, ảnh hưởng tới tâm lí cũng như chất lượng bài làm của thí sinh. Tôi tin là công văn này không yêu cầu các địa phương chỉ đạo truyền thông “giấu nhẹm” thông tin tiêu cực, chẳng ai lại dại dột đến mức đấy cả.
Dưới góc nhìn của một chuyên gia truyền thông, thì từ "cơ quan truyền thông" của văn bản này có bao gồm báo chí không?
Đương nhiên rồi. Truyền thông là một lĩnh vực cực rộng bao gồm nhiều lĩnh vực như: sản xuất và phổ biến sách vở, tờ rơi, quảng cáo, tổ chức sự kiện, giải quyết khủng hoảng… trong đó vai trò của báo chí có vai trò chủ chốt. Chính vì lẽ đó mà nhiều người đánh đồng truyền thông (media) với báo chí (press) làm một, dễ dẫn tới những nhầm lẫn không đáng có.
Theo nghĩa đó thì UBND tỉnh có được chỉ đạo báo chí trong trường hợp này không?
Theo Luật Báo chí, báo chí có những quyền và trách nhiệm xã hội rất lớn, các tổ chức hay cá nhân không được phép can thiệp hay làm sai lệch nội dung thông tin. Tuy nhiên, trong thực tế, để giữ bình ổn xã hội, bảo vệ sự sống còn cũng như lợi ích của đất nước, của dân tộc, người ta vẫn có thể ra lệnh cho báo chí được đăng cái gì, đăng tới đâu, thậm chí tuyệt đối không được đả động tới.
Chẳng hạn như ở Mỹ, nơi tự do báo chí được ca ngợi gần như là tuyệt đối, nhưng trong vụ 9-11-2001, chính quyền Mỹ thúc giục báo chí ra rả hàng năm trời lên án chủ nghĩa khủng bố quốc tế, nhưng lại cấm tuyệt đối không được đăng tải hình ảnh xác chết trong vụ sụp đổ tòa tháp đôi. Họ không muốn những hình ảnh đó làm suy sụp tinh thần người dân.
Ở Việt Nam cũng thế thôi. Các bê bối liên quan tới ngân hàng, báo chí đề cập rất hạn chế. Việc không cho báo chí thông tin những cá nhân hay tập thể dính dáng đến tiêu cực không phải nhằm bao che, giấu giếm cho sai phạm, mà đơn giản là, các cấp chính quyền không muốn gây rúng động dư luận xã hội, sẽ khiến cho người dân ào ào đi rút tiền, dẫn tới đổ vỡ hàng loạt ngân hàng, làm sụp đổ cả nền kinh tế. Báo chí tuy không đưa tin, nhưng cơ quan công an vẫn âm thầm tích cực điều tra tội phạm, đưa các đối tượng ra ánh sáng công lý.
Chẳng hạn như ở Mỹ, nơi tự do báo chí được ca ngợi gần như là tuyệt đối, nhưng trong vụ 9-11-2001, chính quyền Mỹ thúc giục báo chí ra rả hàng năm trời lên án chủ nghĩa khủng bố quốc tế, nhưng lại cấm tuyệt đối không được đăng tải hình ảnh xác chết trong vụ sụp đổ tòa tháp đôi. Họ không muốn những hình ảnh đó làm suy sụp tinh thần người dân.
Ở Việt Nam cũng thế thôi. Các bê bối liên quan tới ngân hàng, báo chí đề cập rất hạn chế. Việc không cho báo chí thông tin những cá nhân hay tập thể dính dáng đến tiêu cực không phải nhằm bao che, giấu giếm cho sai phạm, mà đơn giản là, các cấp chính quyền không muốn gây rúng động dư luận xã hội, sẽ khiến cho người dân ào ào đi rút tiền, dẫn tới đổ vỡ hàng loạt ngân hàng, làm sụp đổ cả nền kinh tế. Báo chí tuy không đưa tin, nhưng cơ quan công an vẫn âm thầm tích cực điều tra tội phạm, đưa các đối tượng ra ánh sáng công lý.
Vậy chính quyền địa phương được chỉ đạo cơ quan báo chí đến đâu?
Như trên đã nói, dù là báo tỉnh, báo ngành, hội, đoàn thể hay báo trung ương cũng đều được cấp phép và quản lí bởi những cơ quan chuyên trách cấp cao (Cục Báo chí, Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử- Bộ TTTT và Vụ Báo chí- Ban TGTƯ) nên về danh nghĩa họ chỉ chịu trách nhiệm trước các cơ quan này. Tuy nhiên, phần lớn báo chí của chúng ta phụ thuộc vào cơ quan chủ quản về mặt tài chính, nhân sự nên nội dung đôi khi thể hiện theo yêu cầu của địa phương, của thủ trưởng (hay cơ quan cấp trên). Đây chính là lí do khiến tính khách quan của báo chí ít nhiều bị ảnh hưởng.
Công văn số 2998 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa ký có tác dụng đối với báo chí Trung ương không?
Cái này phụ thuộc vào lối hành văn của văn bản và sự am hiểu của bộ phận chuyên môn, vào trợ lí tư pháp, thư kí riêng của Bộ trưởng. Nếu những yêu cầu của văn bản là cần thiết, hợp lí, hoàn toàn vì sự phát triển, tiến bộ chung, thì báo chí thuộc cấp nào cũng ủng hộ, còn nếu ngược lại, báo chí sẽ có cách riêng để phê phán mọi sự áp đặt vi phạm pháp luật báo chí.
Mục 7 Công văn 2998 của Bộ |
Văn bản này có làm mất tính độc lập của các cơ quan báo chí với đối tượng được phản ánh không, thưa ông?
Trong thời buổi hiện nay, tính độc lập của báo chí đã được thừa nhận. Trình độ nghiệp vụ cũng như nhận thức chính trị xã hội của người quản lí mỗi cơ quan báo chí cũng như của anh em phóng viên ngày càng được nâng cao. Đạo đức nghề nghiệp sẽ không cho phép người làm báo thờ ơ trước mọi biểu hiện tiêu cực. Những hiện tượng xấu trong thi cử nếu diễn ra, sẽ không có ai hoặc cấp chính quyền nào cấm được báo chí phản ánh. Tôi tin, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào phóng viên của chúng ta luôn giữ trọn khí phách của một nhà báo cách mạng.
Để văn bản này không bị báo giới hiểu lầm, ông sẽ tư vấn cho Bộ trưởng sửa như thế nào?
Nếu là tôi, tôi sẽ không dùng khái niệm “chỉ đạo” mà thay vào đó khái niệm “định hướng”. Ngoài ra, trong nội dung điều 7 này cần nói rõ chỉ yêu cầu cơ quan báo chí đưa thông tin tiêu cực khi kì thi kết thúc để tránh gây bất ổn cho xã hội, cho thí sinh cũng như phụ huynh. Còn về mặt chính tắc, công văn này không cần có điều 7, thay vào đó là một công văn riêng nói rõ lí do gửi các cấp quản lí báo chí cao nhất, từ đây các cơ quan này sẽ xem xét nếu việc phản ánh tiêu cực trong thi cử có thể gấy bất ổn xã hội, họ sẽ có định hướng cho báo chí, như vậy sẽ chuyên nghiệp và hợp lí hơn.
Xin cảm ơn ông!
hay.
Trả lờiXóacám ơn lời động viên của bạn
Trả lờiXóa