Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Tâm có ngay thì chữ mới thẳng


-       - Đu xuân bác đã đi xin ch chưa?
-      -  Ch ai không t tin vào bn thân mi cn có ch gì đó treo bàn làm vic, nơi đu giường, đ nhc mình sng sao cho đúng, cho tt. Xưa nay, tôi vn t làm ch được mình thì cn gì phi cu cnh thế gii tâm linh
-      -  Đây là nét đp truyn thng ca mt dân tc biết trng ch nghĩa,  biết yêu cái tt, ghét cái xu cn được duy trì, ch đâu phi mê tín d đoan
-       - Vn biết là thế, nhưng ngày xưa, người cho ch là nhng c đ đc cao vng trng, ni tiếng văn hay ch tt, trước khi viết lên giy hng điu phi thp hương cu xin cho tâm hn sch bi trn. Tâm có ngay thì ch mi thng được chứ. Còn nay, các “anh Đồ”, “cậu Đồ” là những sinh viên “ăn chưa no, lo chưa tới”, bạ đâu cũng trải chiếu ngồi “bán” chữ, mặc cả từng đồng, buồn cho cái chữ thánh hiền
-       - Bác c kht khe quá, mi thi mi khác ch
-      -  Đành là vậy, nhưng cứ mỗi khi nhìn các “cậu Đồ” ngồi bệt dưới đất cạnh bức tường Quốc Tử Giám, nơi cánh lái xe ngày thường phóng uế bừa bãi lại thấy thương. Quanh năm đói ăn, giờ lại cả ngày hít thở bầu không khí vẩn đục, quay cuồng trước mấy đồng bạc lẻ, thảo nào trông các “cậu” ai cũng “mình hạc, xương mai”, mắt mũi thì lờ đờ như vừa mất cắp
-       - Vậy mà cũng kiếm ra phết đấy bác ạ. Trung bình một ngày tết mỗi cậu cũng kiếm được vài triệu đồng
-       - Cổ kim có ai giàu lên nhờ bán chữ. Mong rằng ai cũng cố gắng làm theo chữ mình xin được, chớ có hàng ngày đọc chữ “phúc” mà lại rắp tâm hại người, ngấm chữ “nhẫn” mà vẫn phóng nhanh vượt ẩu, treo trong nhà chữ “nhân” mà bạc ác, vô luân
       Cận

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Chó cắn áo rách


- Thế nào, bác chuẩn bị tết nhất đến đâu rồi?
- Năm nay kinh tế khủng hoảng nên gia đình tôi thắt lưng buộc bụng, chỉ cố gắng làm mấy mâm tươm tất cúng gia tiên thôi. Sang ngày mùng hai là sinh hoạt bình thường, cả nhà sẽ dành nhiều thời gian đi lễ chùa cầu cho tâm an nước thịnh
 - Bác làm như vậy là đúng với chủ trương vui tươi, tiết kiệm, lành mạnh đấy. Tiếc là, trong khi có kẻ săn lùng mua gà chín cựa giá hàng chục triệu đồng một con về thưởng thức cảm giác làm vua, thì vẫn có nhiều người chỉ cầu mong ba ngày tết được ăn no một bữa cơm trắng mà đâu có được toại nguyện - Tôi nghe nói, dù đang gặp khó khăn thời khủng hoảng, nhưng Nhà nước và chính quyền các địa phương vẫn có kế hoạch hỗ trợ tết cho người nghèo và gia đình chính sách mà
 - Đúng thế, nhưng cũng như muối bỏ bể thôi. Đã thế có địa phương lại ém nhẹm số tiền này - Nghĩa là chó cắn áo rách à, ở đâu vậy bác?
 - Chẳng là, chính quyền Quảng Ngãi vừa có quyết định hỗ trợ tết cho những gia đình khó khăn túi quà trị giá 200 nghìn đồng và 100 nghìn đồng tiền mặt, nhưng lãnh đạo một xã chỉ chuyển quà cho bà con mà “quên” không đưa tiền
 - Chắc họ sợ bà con ăn tiêu bạt mạng nên giữ hộ thôi
 - Có 100 nghìn đồng, không đủ cho bốn bát phở bình dân chứ nhiều nhặn gì mà bác lo bà con vung tay quá trán
- Người nghèo khoai sắn nhiều nên đã quen dạ, ăn thịt vào là dễ tháo tỏng lắm. Chính quyền xã đó giữ tiền lại là lo cho sức khỏe của dân thôi. Thế mới thấy họ có con mắt nhìn xa trông rộng, đáng phục, đáng phục!

Cận

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

Tham lam vừa thôi chứ

- Bác có thích xem bắn pháo hoa không?
- Đương nhiên rồi. Không chỉ giới trẻ, cái đám già khú như tôi mỗi dịp lễ lớn hay tết nhất là háo hức mong ngóng, có khi đến điểm bắn trước mấy giờ đồng hồ để chọn chỗ tốt, để được ngắm không khí trảy hội của người dân
- Bắn pháo hoa chắc tốn kém lắm nhỉ?
- Mỗi điểm bắn cũng phải chi phí hàng tỷ đồng, cả năm mới có một lần mà
- Vậy kinh phí lấy ở đâu ra?
- Do chính quyền cấp hoặc được các doanh nghiệp tài trợ
- Vậy mà có một huyện của một tỉnh thuộc miền tây Nam bộ lại bắt mỗi giáo viên nộp một ngày lương để huyện này tổ chức bắn pháo hoa đấy
- Thì cái gì bây giờ chẳng xã hội hóa. Giáo viên muốn xem bắn pháo hoa thì cũng phải nộp tiền chứ
- Vấn đề là con người chỉ cho phép mình ăn chơi khi cuộc sống đã đủ đầy
- Thế thu nhập giáo viên ở khu vực này thế nào?
- Thuộc hạng yếu kém nhất cả nước, nhiều trường đã mấy tháng không có lương. Có nơi trả lương thưởng bằng ổ chó con mới đẻ, nghe nói tết này mỗi giáo viên được có mấy trăm nghìn đồng, không đủ nồi bánh chưng
- Chính quyền địa phương này thật thâm thúy, họ trả lương bằng ổ chó con để các thày cô luôn hình dung được thân phận chị Dậu ngày xưa, để giảng bài cho sinh động. Đàn chó sẽ làm nhiệm vụ dọn vệ sinh cho bọn trẻ, đỡ phải thuê người giúp việc, lớn chút nữa thì giềng mẻ hoặc bán cho các quán cày tơ, lợi đủ đường còn đòi gì nữa
- Vấn đề là họ không thể đứng xem bắn pháo hoa với đôi chân run lên vì đói
- Trong đầu các thày cô chứa đầy chữ nghĩa rồi thì cần gì ăn, sao đòi lắm thứ thế, tham lam vừa thôi chứ
Cận

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Bắt mặc váy suốt đời

- Sáng nay tôi được xem một clip, xúc động quá bác ạ
- Chắc lại cảnh nữ sinh đánh bạn hay tai nạn giao thông chứ gì?
- Không phải, clip này chiếu cảnh một vận động viên điền kinh đang thi đấu tại SEA games thì bị ngã
- Ôi dào, thế mà cũng kể, tai nạn thể thao là chuyện bình thường, có gãy tay gãy chân gì không?
- Ngã cũng khá mạnh, nhưng vấn đề là cô ấy đã gắng gượng lết đến chạm tay vào vạch đích cách đó 2 mét rồi mới gục xuống ngất đi, nên chỉ đoạt huy chương bạc
- Nếu là tôi, tôi cũng cố gắng như thế. Có huy chương là có tiền, điên mới bỏ qua cơ hội như vậy
- Bác suy nghĩ thiển cận quá. Tiền kiếm được do đổ mồ hôi, sôi nước mắt là rất đáng quí, nhưng cái quan trọng là cô ấy đã cố gắng vì màu cờ sấc áo, vì danh dự của tổ quốc
- Nghe bác nói tôi mới sáng mắt ra. Dạo này, chị em gặt hái được nhiều thành công quá. Chẳng cứ gì thể thao, các lĩnh vực kinh tế, khoa học, chính trị, nữ giới cũng đang ngày càng khẳng định vị thế của mình, đem lại niềm tự hào cho đất nước
- Trong khi đó, nhiều nam giới lại trốn tránh trách nhiệm quốc gia. Vì tiền họ sẵn sàng bán độ, bỏ tuyển, cứ có cơ hội là nói xấu đất nước
- Nhiều kẻ đã bị phạt tiền, phạt tù, nhưng theo tôi, như thế chưa đủ. Với loại người này, phải bắt mặc váy suốt đời, có thế mới “tởn” đến già
Cận

Cháu nào chẳng được

- Con dâu bác thế nào rồi, sinh con trai hay con gái?
- Cháu vừa sinh sáng nay, lại con gái bác ạ, chán quá. Tình hình này có khi phải động viên chúng nó đẻ thêm, bao giờ được thằng cháu nội mới thôi
- Người ta giàu có, quyền cao chức trọng mới cần người nối dõi, mới sợ “nhà cao cửa rộng con rể ở/ Tiền lắm bạc nhiều cháu ngoại tiêu”. Làm xe ôm như bác thì con nào, cháu nào chẳng được, miễn con cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo là quí rồi
- Đấy là bác có cháu trai rồi nên mới nói thế, chứ ở vào hoàn cảnh như tôi cả ngày ngồi nhìn đàn vịt giời vỗ cánh tung tăng, lượn qua lượn lại trước mặt xem, lại chẳng phát rồ lên ấy à.
- Không ngờ bác phong kiến thế. Thế bác không sợ chính quyền phạt con bác vì sinh con thứ ba à?
- Phạt như phủi bụi ấy mà. Bác không thấy gần đây rộ lên phong trào cán bộ công chức sinh con thứ ba, thứ bốn hay sao, có mấy người bị xử lí đâu
- Kinh tế lẹt đẹt, người chen chúc, bao giờ đất nước mới ngóc đầu lên được, phải phạt thật nặng những đối tượng này chứ
- Họ có nhiều chiêu lách luật lắm, không phát hiện được đâu. Cán bộ mà còn thế, kỉ cương phép nước không rối tinh lên mới là sự lạ
Cận