-Kẻ nào không trân trọng quá khứ, kẻ đó sẽ bị tương lai nhổ vào mặt- Bác Cả chân quê đẩy cửa bước vào, miệng lẩm bẩm, triết lý.
-Thôi nào, em xin! Sớm tinh mơ mà đã tức giận là không tốt cho sức khoẻ đâu- Bà Phó Đoan vỗ về- Có gì bức xúc nói cho em nghe với.
-Cô xem, kỳ thi vừa rồi, có tới hơn 95% học sinh thi môn Sử dưới 5 điểm. Trong đó có hàng nghìn em đạt không điểm
- Thật hả bác? Sao bây giờ học sinh dốt thế nhỉ?
- Ai bảo cô lỗi do học sinh? Cô phải nói là đội ngũ soạn sách giáo khoa dốt mới đúng chứ.
-Bác cứ nói đùa. Người soạn sách giáo khoa toàn cây đa cây đề, toàn giáo sư đầu ngành cả đấy. Sách họ soạn ra bao giờ chẳng là “khuôn vàng thước ngọc.”
-Vấn đề là chúng ta thiếu cái tâm của người cầm bút. ở đời mà “hễ thấy hơi đồng là mê” thì khó viết được cái gì tử tế lắm.
-Vậy thì viết lại sách giáo khoa, đành phải tốn kém thêm chứ biết sao bây giờ.
-Nhưng phải viết sao cho hợp lý, hợp với lứa tuổi các em. Dứt khoát phải bỏ kiểu liệt kê sự kiện, bỏ sự tuyên truyền sáo rỗng ta nhất định thắng, địch nhất định thua cũ rích ấy đi. Viết sao phải để học sinh dễ nhớ, dễ lưu truyền.
-Thì viết theo lối thần thoại, truyền thuyêt của dân gian ấy. Từ bé nghe chuyện Thánh Gióng nhổ tre đằng ngà quật vào đầu giặc, rồi chuyện Lê Lợi mượn gươm thần rùa đánh quân Minh, rồi chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, đến giờ em vẫn nhớ như in.
-Nghe được đấy. Còn cách nào nữa không?
-Thiếu gì cách- Xuân Tóc đỏ từ nãy vẫn ngồi trong góc tối giờ mới chen vào- ở bên Mỹ người ta in sử của dân tộc họ lên những cuộn giấy vệ sinh, mỗi ngày nhẩn nha một tý, thế mà ngấm ra phết bác ạ.
- Sao cậu lại chọn nghề nhặt bóng tenis nhỉ- Bác Cả trầm ngâm hỏi rồi lại tự trả lời- Cậu phải là trưởng ban soạn thảo sách giáo khoa mới đúng chứ.
Ở đời mà “hễ thấy hơi đồng là mê” thì khó viết được cái gì tử tế lắm. Ha ha!
Trả lờiXóaThiếu cái tâm, cái tầm của 1 nhóm người mà dẫn tới bao hệ lụy.
Thầy cô khổ! Khổ vì những đợt tập huấn mới... Cha mẹ, ông bà Khổ! Khổ vì tốn tiền thay sách mới...
Nhưng khổ hơn cả là những "mầm non" ngày hôm nay! Khổ vì các con luôn trở thành những "vật thí nghiệm vô điều kiện". Các con "lặn ngụp", bị "nhồi nhét, nhét nhồi" đến mất ăn, mất ngủ, đến ngác ngơ, đờ đẫn trước một khối lượng kiến thức đồ sộ nhưng lại mơ hồ,ít phát huy được sự sáng tạo...
Bác Cả ơi! "mầm non" đang mơn mởn cứ được "chăm chút" kiểu này cũng đến "chột" mất thôi?
Xót xa, tội nghiệp quá!
Chào Bác Cả, em đi nhặt bóng tenis đây!