Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Bà tiên giữa đời thường

        

-       Mùa thi đại học lại cận kề, thật khổ cho các cháu nheo nhóc, lếch thếch lên Hà Nội trọ học.
-       Muốn nên người, thành ông nọ bà kia thì phải chịu khổ chứ. Không lẽ nhà nước phải đưa kiệu về làng rước hay sao?
-       Ý tôi không phải vậy, tôi thấy thương các cháu lần đầu rời quê lên chốn thị thành, học chưa được chữ nào đã bị móc túi, bị cánh xe ôm và chủ nhà trọ chặt chém. Hàng chục cháu chui rúc trong những căn  phòng chật chội, tồi tàn, nóng như nung, chưa kịp thi đã lăn ra ốm.
-       Sao không ở nhà làm ruộng hay đi học nghề phục vụ quê hương, cứ gì cứ phải đại học cho khổ bố, khổ mẹ, khổ xã hội.
-       Cả đời mới có một lần được thử sức với nỗi ước ao, khát khao, cũng nên để các cháu thỏa ước nguyện chứ. Nghe nói ở Cổ Nhuế có một bà lão đã 7 năm nay cứ đến mùa thi là dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ rồi cho sĩ tử ở miễn phí. Lắm khi, bà phải nằm ngủ ở ghế, nhường phòng cho các cháu học.
-       Chắc nhà cửa, vườn tược nhà bà này rộng, không có người quét tước nên bắt các cháu hàng ngày dọn dẹp chứ gì?
-       Mọi việc bà làm hết. Bà còn mua xà phòng, thuốc đánh răng, khăn rửa mặt cho các cháu dùng thoải mái.
-       Không thu tiền nhưng lại nhận gà, nhận gạo cảm ơn của bố mẹ thí sinh cũng quá tội. Ở đời có ai cho không ai cái gì.
-       Sao bác lại nói thế, bà không nhận quà cáp mà còn bắt xe buýt ra tận bến xe đón các cháu về nhà mình, chăm như chăm con đẻ vậy.

-       Vậy thì đây là bà tiên rồi. Ước gì ngày càng có nhiều Bụt và Tiên như thế, cuộc sống hẳn sẽ tốt đẹp lên nhiều lắm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét