Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Còn bảo được ai



          
-          Bác chớ có dại viết dòng chữ “Cấm đổ rác ở đây”, chẳng hiệu quả gì đâu.
-          Muốn người ta không làm điều sai trái thì phải có mấy dòng cảnh báo chứ?
-          Lẽ thường là thế, nhưng ở Việt Nam mình thì thường ngược lại. Bác mà cấm người ta sẽ đổ xô tới đây đổ rác.
-          Nếu mọi người vẫn cố tình vi phạm tôi sẽ trình báo cơ quan chức năng hoặc xua chó ra cắn.
-          Chẳng tác dụng gì, có khi còn tạo cơ hội cho bọn Cẩu tặc.  Bác không thấy xung quanh Hồ Tây và nhiều hồ ao khác người ta cắm nhan nhản biển cấm đánh bắt cá mà cả “tập đoàn” người vẫn hồn nhiên ngồi câu suốt ngày đêm hay sao?
-          Đúng thế thật. Khi đi đường tôi thấy đèn đỏ bật lên rồi mà nhiều người vẫn vô tư phóng vèo vèo qua ngã tư. Vỉa hè càng cấm họp chợ, buôn bán người ta càng lấn chiếm. Vậy phải làm sao?
-          Đây là câu hỏi lâu nay khiến chính quyền thành phố đau đầu. Có lẽ cắm biển mời mọi người tới đổ rác, tới câu cá có khi lại chẳng ai đến.
-          Có lẽ thế thật. Sao bây giờ có nhiều người sẵn sàng vi phạm các qui định thế nhỉ?
-          Do các cơ quan chức năng còn nặng tâm lí nửa vời. Ra quân dẹp vi phạm mà theo thời vụ, chờ hôm nắng đẹp mới thực thi thì làm sao mà triệt để được. Hàng hóa, đồ nghề vi phạm tịch thu rồi lại cho chuộc lại ai người ta còn sợ nữa.
-          Đúng thế. Ở một phường nọ người ta cắt đất công viên cho tư nhân mở quán cà phê hàng trăm mét vuông, khi báo chí chất vấn thì ông Chủ tịch thoái thác rồi bảo: Nếu thu hồi thì phường sẽ mất nguồn thu… Lãnh đạo cao nhất của một địa phương còn đặt đồng tiền lên cao nhất thì còn bảo được ai, cám cảnh.
Cận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét