Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Cả thế giới làm thế

  

                                                                     
-       34 nghìn tỷ đồng có lớn không bác?
-       Đây là số tiền mà những bộ não bé nhỏ của tôi với bác không thể tưởng tượng nổi. Nếu qui ra phở, cả phường đủ ăn thoải mái trong một nghìn năm…
-       Bác thì cái gì cũng qui ra phở. Đây chính là số tiền mà bộ Học vừa trình Quốc hội dùng để thay đổi chương trình và sách giáo khoa đấy.
-       Bộ Học thì phải đưa ra những con số khiến cả xã hội choáng váng thì mới tương xứng với vai trò của mình chứ. Số tiền này đã ăn thua gì. Trước đây cũng bộ này đòi 70 nghìn tỷ đồng nhưng bị bác bỏ, nay họ rút xuống một nửa đây mà.
-       Số tiền trên tuy lớn, nhưng nếu chương trình và sách giáo khoa mới làm thay đổi gốc rễ nền giáo dục “lởm khởm” hiện nay thì cũng đáng.
-       Nếu được như bác nói thì dẫu có phải chi gấp 10 lần thế tôi cũng ủng hộ. Nhưng với cơ chế giáo dục này, với những con người cũ kĩ này, chớ có hi vọng vào sự thay đổi nào, chỉ phí tiền thuế của dân thôi.
-       Nói như bác thì chúng ta cứ tiếp tục khoanh tay đứng nhìn con tàu giáo dục rách nát chìm dần sao?
-       Thời chiến tranh và sau này là thời bao cấp nền giáo dục của chúng ta được thế giới đánh giá rất cao. Để có được điều này, chúng ta đã áp dụng mô hình đào tạo, lối viết sách giáo khoa của Liên-xô và các nước xã hội chủ nghĩa đấy.
-       Nói như bác thì chúng ta chẳng cần làm mới mình, chỉ cần làm theo các nước có nền giáo dục tiên tiến là đủ?
-       Đúng  thế. Muốn tạo sự khác biệt, trước hết phải làm giống cái đã. Trong tình hình hiện nay, cứ dịch các chương trình, sách giáo khoa của Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, nhặt nhạnh lấy cái hay, cái tốt của họ rồi điều chỉnh cho phù hợp với ta là đủ. Làm như thế sẽ không tốn kém bao nhiêu cả. Cả thế giới họ làm thế mà.

Cận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét