Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Hãy để người dân tôn vinh

           
-          Mấy hôm nay theo dõi những tranh cãi quanh việc một trường Đại học tự cho mình quyền phong chức danh GS cho giáo viên, thấy cũng có nhiều chuyện thú vị.
-          Tôi tưởng việc này lâu nay thuộc về Nhà nước chứ?
-          Thế mới có chuyện để nói. Người đồng tinh cũng nhiều mà người phản đối cũng lắm.
-          Cũng nên có một lần tranh luận cho ra ngô ra khoai, kẻo năm nào cũng thế, cứ đến mùa phong GS là lại xảy ra lắm chuyện chạy chọt, nhức hết cả đầu
-           Vấn đề là, những người không đồng ý đa phần là các GS đầu ngành, có người quyền rất cao mà chức cũng rất trọng.
-          Nếu hiểu Giáo sư có nghĩa là Thầy giáo thì vấn đề sẽ đơn giản hơn nhiều. Tại nhiều nước cũng như ở Việt Nam trước đây, hễ ai tốt nghiệp Đại học rồi ra dạy học thì đều được gọi là Giáo sư cả, có ai phong tặng đâu.
-          Nhưng vấn đề là ở nhiều cơ quan Nhà nước, nếu muốn bổ nhiệm phải có học vị tiến sỹ, ưu tiên có thêm PGS, GS.
-          Chính vì chúng ta gắn học hàm học vị với cơ hội thăng tiến, lợi lộc, nên đã khiến nhiều người không có thực lực tìm cách vươn cao. Đây là nguyên nhân làm nảy sinh tầng lớp trí thức “dởm”.
-          Tôi thấy ở nước ngoài, một cử nhân chuyên về quản trị doanh nghiệp quản lí về mặt hành chính, điều động hàng trăm GS, TS là chuyện bình thường.
-          Đúng vậy. Một GS chân chính không nên tranh cãi vô bổ làm gì, mà hãy cố gắng đào tạo nên những học trò có ích cho xã hội. Hãy sống gương mẫu, mô phạm, người dân sẽ tôn vinh. Đấy là niềm tự hào lớn nhất của người đứng trên bục giảng, bác ạ.

Cận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét