Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Gieo nỗi đắng cay



      
-          Điểm vào đại học năm nay thật kinh khủng. Có cháu đạt 30 điểm mà vẫn trượt nguyện vọng một thì thật là kì dị.
-          Tôi cũng thấy ngạc nhiên quá. Để đạt được số điểm đó, không chỉ trí thông minh đã đủ, còn đòi hỏi sự cần cù ngày đêm của học sinh và sự đầu tư cực lớn từ gia đình. Với số điểm tuyệt đối thế này mà còn trượt thì phải đạt bao nhiêu điểm mới đỗ hả bác?
-          Có ngành học sinh phải đạt 32 điểm mới được tiếp nhận. Tức là, ngoài điểm thi, chỉ những em ở vùng sâu, vùng xa được cộng thêm điểm ưu tiên mới được vào học trường top đầu. Các em ở thành phố thì quên đi nhé.
-          Một xã hội văn minh luôn coi trọng sự cạnh tranh bình đẳng. Làm thế này là Bộ GD&ĐT đã tước đi ước mơ đẹp đẽ của người này để trao cho người khác có mặt bằng tri thức kém hơn.
-          Chính vì những thắc mắc về chuyện này mà một lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã giải thích: Đặt ra số điểm ưu tiên cho học sinh vùng sâu, vùng xa, gia đình chính sách là để tạo sự công bằng trong hưởng thụ giáo dục.
-          Một xã hội không thể gọi là công bằng khi thằng dốt vào đại học còn người tài thì đi bơm xe. Khi sinh viên nước ta ra nước ngoài thi thố, họ cho điểm dựa trên tài năng thực sự chứ có ai quan tâm đến việc em đó có được cộng điểm ưu tiên hay không đâu.
-          Đúng thế. Có lẽ cần xem xét lại chế độ ưu tiên điểm. Theo tôi biết, học sinh đang sống ở miền núi, hải đảo ít khi đạt điểm cao như thế lắm. Điểm ưu tiên này lại chủ yếu “rơi” vào các gia đình cán bộ có gốc gác dân tộc thiểu số nhưng đã sống ở thành phố hàng chục năm nay. Vì thế, chúng ta không nên tạo quả ngọt cho người này nhưng lại gieo nỗi đắng cay cho người khác, như thế “ngộ” lắm.
Cận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét