Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Thủ đoạn móc túi dân




-          Cứ mỗi khi đến ngày khai giảng năm học mới tôi lại thấy tâm hồn phơi phới, rộn ràng quá.
-          Ở tuổi bác mà có được trạng thái như vậy chứng tỏ sức khỏe tốt. Còn tôi, cứ vào dịp này là trong lồng ngực lại có tiếng thình thịch như tiếng chân của lính tráng chạy thúc thuế hồi xưa.
-          Bác cứ hay ví von vớ vẩn. Bố mẹ, ông bà có vui thì con cháu mới học tốt được chứ?
-          Vui sao được hả bác. Gia đình tôi có 4 đứa cả con lẫn cháu vẫn ở tuổi cắp sách đến trường. Vừa vào đầu năm học tôi đã phải nộp đủ mọi khoản hết mấy chục triệu đồng. Riêng tiền mua sách giáo khoa đã mất toi hơn 2 triệu bạc.
-          Sao bác lãng phí thế. Lấy sách cũ của đứa lớn cho đứa bé chứ?
-          Bác ở trên rừng về hay sao mà nói vậy. Hầu như năm nào sách giáo khoa cũng có sự sửa chữa, bổ sung nên học sinh không thể học sách cũ được.
-          Ở nước ngoài, cả chục năm họ mới thay đổi nội dung sách giáo khoa một lần. Trong khi đó nước mình lại cập nhật liên tục chứng tỏ giáo dục Việt Nam ưu việt nhất thế giới?
-          Có mấy ai đủ tâm đủ tài đâu mà viết được lắm sách giáo khoa thế. Mỗi năm họ chỉ sửa vài trang, có khi vài dòng, để có cớ bắt cha mẹ học sinh phải mua sách mới cho con.
-          Nếu thế thì lãng phí quá. Làm vậy người nghèo chịu sao nổi?
-           Không mua sách thì để con ở nhà. Chính vì thủ đoạn lưu manh này mà ngành xuất bản sách giáo khoa mỗi năm đút túi hàng trăm tỉ đồng. Họ ngày càng béo mẫm, chỉ có người dân là ngày càng kiệt quệ, xơ xác thêm thôi.
Cận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét