Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Mong sớm tỉnh ngộ



          
-          Thuở nhỏ, chắc bác đã từng được mẹ kể cho nghe chuyện cổ tích. Bác thích chuyện nào nhất?
-          Vốn tính háu ăn nên đến giờ tôi vẫn nhớ đến từng chi tiết chuyện Bán chưng bánh dày. Cứ đến dịp tết là trong mũi tôi lại thơm nức vị của hai loại bánh này.
-          Bác lúc nào cũng chỉ nghĩ đến ăn. Ngoài ý nghĩa ẩm thực, câu chuyện còn mang đậm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.
-          Chính vì thế mà tôi rất “ngưỡng mộ” Nghệ An năm nay làm cặp bánh chưng nặng hơn 700 kg dâng lên tổ tiên. Chiếc bánh làm hết mấy chục triệu đồng này chắc ngon lắm.
-          Chiếc bánh to đâu có nói lên được tấm lòng. Nghe nói, trước tết tỉnh này phải xin gạo cứu đói. Làm bánh to thế có lãng phí không nhỉ?
-          Tiền làm bánh do doanh nghiệp đóng góp, địa phương có bỏ ra đồng nào đâu mà bác thắc mắc.
-          Tiền của ai không quan trọng, vấn đề là phải chi tiêu hợp lí, đừng bỏ đi miếng nào, lãng phí lắm. Sao họ không làm những chiếc bánh nhỏ, sau khi cúng xong phát cho mỗi người một chiếc?
-          Làm bánh to thần linh mới chú ý, mới phù hộ độ trì cho chuyện làm ăn chứ.
-          Còn nhớ dịp giỗ Tổ mấy năm trước, người ta làm chiếc bánh dày không lồ. Sau khi cúng xong mới phát hiện bên trong chiếc bánh toàn xốp với cốt tre. Gian dối thế thần linh nào phù hộ?
-          Theo lời các quan chức, họ làm những chiếc bánh khổng lồ là để thu hút sự chú ý của du khách, nhằm kích cầu du lịch.
-          Du khách nào đến với ta họ cũng muốn khám phá nét hay, nét đẹp của địa phương. Ai người ta bỏ tiền ra để chứng kiến sự kệch cỡm, lãng phí, hủy hoại văn hóa. Hi vọng các địa phương sớm tỉnh ngộ, có những việc làm thiết thực, nhân văn.
Cận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét