Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Nơi thừa giông bão.



            
-          Không hiểu sao, cứ vào quãng thời gian giữa tháng 11 là tôi lại thấy lo lo bác ạ.
-          Đây là dịp cả nước hân hoan  chào mừng Ngày Hiến chương các nhà giáo, bác phải hòa vào niềm vui chung mới phải chứ?
-          Vui thì vẫn vui, cả năm mới có một ngày tri ân các thầy cô mà. Nhưng tôi lại thấy lo vì không có tiền mua quà cáp. Mang mỗi bông hoa đến, tôi ái ngại quá.
-          Bác nhiêu khê thế, đến thăm tay không cũng được chứ sao. Khi đã chọn ngành sư phạm, thầy cô nào cũng xác định cả đời sống trong thanh cao, đạm bạc rồi. Như thầy giáo trẻ Lê Xuân Quyết, ở Khánh Hòa vừa ra trường đã nằng nặc làm đơn xin ra Trường Sa dạy học, xác định cả đời gắn bó với huyện đảo thừa giông bão, nắng gió, thiếu thốn đủ bề này.
-          Cậu ấy trẻ khỏe, ra đấy tha hồ ăn cá, tắm biển thoải mái chẳng mất tiền, sướng thế ai chẳng muốn?
-          Thôi đi bác. Suốt 4 năm dạy học sinh tiểu học ở Trường Sa, cậu ấy đã dãi dầu sương gió như một người lính thực thụ. Có được đồng lương nào là mua sách, mua giấy bút cho trò. Những hôm mất điện, thầy phải chấm bài, soạn giáo án dưới ánh trăng hoặc dưới ánh đèn đường hiu hắt.
-          Tôi nghe nói, những ai đã từng phục vụ tại các vùng biên giới, hải đảo xa xôi, sau này sẽ được hưởng nhiều ưu đãi lắm?
-          Chỉ những người ích kỉ mới có những tính toán thiển cận như thế. Trong lá đơn xin ra đảo của mình thầy Quyết viết : “bản thân tôi luôn nung nấu đem con chữ tới vùng  xa xôi, khó khăn nhất”. Nước ta mà có nhiều thầy giáo thế này, lo gì giáo dục nước nhà không phát triển, bác nhỉ.
Cận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét